Phát biểu của đại biểu Lê Trọng Sang.
Theo ĐB Võ Thị Dung (TPHCM), sửa Luật Xây dựng lần này cần phát huy tối
đa vai trò giám sát của cộng đồng dân cư đối với lĩnh vực xây dựng.
“Thực tế có rất nhiều công trình tốn kém, gây lãng phí với nhiều thủ
đoạn rất tinh vi. Cần phát huy vai trò giám sát của cộng đồng, của nhân
dân để chống tiêu cực” - Bà Dung kiến nghị.
ĐB Bùi Thị An (Hà Nội) cho rằng, công tác quy hoạch và thực hiện quy
hoạch là khâu yếu. Hiện nay cả nước không có khu đô thị nào đạt yêu cầu.
Khu đô thị Linh Đàm được coi là kiểu mẫu của Hà Nội nhưng hiện nay cũng
có vấn đề. “Quy hoạch mà chắp vá thì chỉ gây lãng phí cho đất nước”- Bà
An nói.
ĐB Lê Trọng Sang (TPHCM) cho rằng, cần tách riêng nội dung quy hoạch xây
dựng ra thành Luật khác ví dụ như Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.
“Một số đồ án quy hoạch do UBND tỉnh chỉ định, còn lại nên cho đấu thầu
đơn vị lập quy hoạch đồ án để tránh thông đồng lợi ích, ngăn chặn tiêu
cực” - ĐB Lê Trọng Sang góp ý.
Đồng tình với bà An, ĐB Sang cho rằng cần ngăn chặn “chạy, điều chỉnh
quy hoạch vô tội vạ”. Theo đó, cần quy định những thông số kinh tế- xã
hội cụ thể, như dân số tăng lên bao nhiêu thì mới điều chỉnh quy hoạch,
chứ không để chung chung sẽ là kẽ hở dễ bị lợi dụng.
Bó tay mặc dù lãnh đạo cố gắng.
ĐB Bùi Thị An. ảnh: hồng vĩnh. |
Đề cập việc cấp phép xây dựng, ĐB Bùi Thị An lo ngại tình trạng cấp phép
5 nhưng xây 9 tầng mà không xử lý được. “Tôi kiến nghị đã làm sai thì
rút giấy phép ngay chứ như vừa qua mặc dù lãnh đạo thành phố rất cố gắng
nhưng Hà Nội vẫn bó tay với xây dựng sai phép”- Bà An nói. Theo ĐB An,
việc quản lý biệt thư cổ hiện nay cũng có vấn đề, số liệu về biệt thự
cần bảo tồn thay đổi liên tục không biết số nào là chính xác. “Cán bộ
nào cấp phép sai phải xử lý đến cùng. Toàn là công trình lớn mà “con voi
vẫn chui lọt lỗ kim””- Bà An bày tỏ.
Về vấn đề cấp phép xây dựng tạm, ĐB Lê Trọng Sang cho rằng, dự thảo luật
chưa đưa ra khái niệm rõ ràng. Bản thân khái niệm xây dựng tạm là không
ổn. Vì để xây dựng gì thì người dân cũng đã phải bỏ rất nhiều tiền, tài
sản để làm, đến lúc hết “tạm” thì lại phá bỏ, rất lãng phí. Cần phải
quy định cụ thể hơn nội dung này để giải quyết bức xúc của người dân,
giải quyết tình trạng quy hoạch treo, quy hoạch tạm. “Nên thay khái niệm
cấp phép xây dựng tạm bằng được cấp phép trong khu vực đã có quy
hoạch”- ĐB Lê Trọng Sang đề nghị.
Theo ĐB Đỗ Văn Đương, Luật nên quy định về những hành vi cấm trong đó có
việc cấp phép sai gây hậu quả rất lớn. Ngoài ra, cần làm rõ vấn đề cấp
phép tạm, cần có quy định không cấp phép tạm trong một số trường hợp cụ
thể.
Vi phạm môi trường: Đề nghị xử lý hình sự
Thảo luận về dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), ĐB Huỳnh Minh
Thiện (TPHCM) cho rằng, luật không có chương về bảo vệ môi trường rừng
là điều đáng tiếc. “Cần đưa chế tài ngay trong luật để xử phạt hành
chính đủ nặng, đủ sức răn đe với tổ chức, cá nhân vi phạm, cũng như chấm
dứt tình trạng cơ quan quản lý kiểm tra, giám sát, chỉ ra sai phạm, sau
đó xử phạt nhẹ nhàng và bỏ ngỏ vụ việc” - Ông Thiện nói.
ĐB Nguyễn Văn Phụng (TPHCM) cho biết xử phạt trong lĩnh vực môi trường
chủ yếu là phạt hành chính, chưa có vụ nào truy cứu hình sự dù hành vi
rất nghiêm trọng. “Vedan vi phạm nặng thế nhưng chỉ bị phạt 200 tỷ đồng.
Hào Dương vi phạm tới lần thứ 10 chỉ bị phạt hành chính. Trong khi hành
vi của các doanh nghiệp này là không thể chấp nhận được, xả thải trực
tiếp ra môi trường” - Ông Phụng nói.
“Luật đưa ra nhiều hành vi cấm nhưng chế tài xử phạt lại nhẹ. Nếu tác
động đến đời sống người dân thì phải xử hình sự mới đủ sức răn đe” - ĐB
Phạm Văn Gòn (TPHCM) kiến nghị. Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm (Hà Nội) cho
rằng, do ý thức người dân nên vi phạm môi trường rất phổ biến. Ví như, ở
chùa Hương phi văn hóa vô cùng khi từ cửa lễ hội vào đại điện mà bị ô
nhiễm rác thải, thịt, thú rừng bày bán tràn lan.
Nguyễn Tuấn- Hà Nhân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét