Nhiều
chuyên gia kinh tế đã cho rằng: Có hai thái cực luôn tồn tại song hành
tại thị trường BĐS Việt Nam trong vài năm trở lại đây.
Bởi lẽ, mặc dù thị trường BĐS đã đóng băng khá lâu (khoảng gần 3 năm) nhưng lại luôn nóng với hàng loạt “sv với hàng loạt “scandal” liên quan đến việc dự án bị chậm tiến độ dẫn đến khiếu kiện kéo dài, bỏ hoang hóa dự án thậm chí chủ đầu tư còn ôm tiền biến mất khiến người mua nhà rơi vào tình trạng “dở khóc dở cười”..
Vài
tháng gần đây, mặc dù thị trường BĐS đã ghi nhận việc cải thiện giao
dịch tại một số dự án nhưng nhìn chung toàn cảnh thị trường vẫn còn ảm
đạm. Có nhiều nguyên nhân khiến cho thị trường BĐS gặp khó như hiện nay,
một trong số đó chính là việc yếu kém về năng lực tài chính của các đơn
vị tham gia vào kinh doanh BĐS.
Đây
cũng được coi là nguyên nhân chính gây nên tình trạng thi công đình
trệ, bỏ hoang hóa dự án thậm chí còn “ôm tiền, bỏ trốn” … khiến không
chỉ các cơ quan quản lý bó tay mà còn đánh mất lòng tin của người mua
đối với thị trường chung.
Trước thực trạng trên, bản dự thảo về Luật Nhà ở sửa đổi đã đề ra những quy định chặt chẽ hơn đối với các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh BĐS nhằm tăng cường công tác quản lý có hiệu quả loại hình kinh doanh này.
Theo đó, điều 25 của dự thảo quy định, tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế khi kinh doanh BĐS bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; có đăng ký kinh doanh BĐS hoặc có Giấy chứng nhận đầu tư BĐS; có đủ năng lực trong việc thực hiện đầu tư xây dựng dự án BĐS. Đặc biệt, dự thảo nêu rõ muốn kinh doanh BĐS các tổ chức, cá nhân phải có đủ vốn pháp định, vốn đầu tư thuộc sở hữu của mình để ký quỹ và thực hiện đối với từng dự án phát triển nhà ở theo quy định của pháp luật kinh doanh BĐS.
Việc
xác nhận vốn pháp định của doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện theo quy
định của pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã và đăng ký kinh doanh.
Đồng thời, chính phủ cũng quy định cụ thể về vốn pháp định cho phù hợp
với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn cụ thể.
Đối
với các tổ chức, cá nhân khi kinh doanh dịch vụ BĐS cũng phải thành lập
doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, đăng ký kinh doanh dịch vụ BĐS theo quy
định của pháp luật. Theo đó, quy định trong dự thảo sẽ siết chặt hơn về
mặt thủ tục hành chính đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ BĐS.
Cụ
thể, thay vì chỉ cần có chứng chỉ như hiện nay, tổ chức khi kinh doanh
dịch vụ môi giới bất động sản phải có ít nhất 2 người có thẻ hành nghề
môi giới bất động sản; khi kinh doanh dịch vụ định giá bất động sản phải
có ít nhất 2 người có thẻ hành nghề định giá bất động sản; khi kinh
doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản phải có ít nhất 2 người có thẻ
hành nghề môi giới bất động sản, nếu có dịch vụ định giá bất động sản
thì phải có ít nhất hai người có thẻ hành nghề định giá bất động sản.
Trường hợp các cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS độc lập phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật và buộc phải có thẻ hành nghề môi giới BĐS.
Theo Diễn đàn đầu tư.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét